Ngày 01: Hà Nội – Atk Thủ Đô Kháng Chiến - Cao Bằng
Ngày 02: Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Động Ngườm Ngao
Ngày 03: Cao Bằng – Pắc Pó – Hồ Ba Bể
Ngày 04: Hồ Ba Bể - Hà Nội
- Giá thuê xe đã bao gồm: lái xe riêng kinh nhiệm, xe riêng 7 chỗ, Phí cầu đường, xăng dầu, bảo hiểm xe.
- Giá thuê xe không bao gồm: Giá cước trên chưa bao gồm 10% thuế VAT, chí phí cá nhân khách hàng, bảo hiểm du lịch, hướng dẫn, khách sạn .v.v
* Lưu ý:
- Thời gian thuê xe, ngày 1 đón quý khách khoảng 6-7 h sáng và ngày 2 xuất phát từ cửa lò lúc 03.00 chiều
- Xe thuê phục vụ mục đích du lịch, lễ hội, lễ chùa (ko dùng cho mục đích hay công viêc khác)
- Với các chặn đường dài, lái xe cần nghỉ ăn trưa 1 tiếng (khoảng 12h đến 1h trưa) trên đường, ko lái xe qua đêm hay sau 22.00h
- Lái xe nhiệt tình, phục vụ chu đáo, đón khách đúng giờ, thông thạo đường địa phương và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
- Giá cước được tính vào thời điểm cuối tuần, Quý khách muốn đi đầu tuần hãy liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất.
- Hình thức thanh toán đối với khách hàng ở xa.
+ The credit card ( visa + master )
+ Thanh toán = paypal online
+ Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.
Thăm vùng đất ATK Đinh Hóa
Vùng ATK trên đất Định Hóa bao gồm gần như toàn bộ đất Định Hóa. “Định Hóa là ATK tuyệt mật”. từ 1947 đến 1954, Bác Hồ, cơ quan Trung ương Đảng. Tổng bộ Việt Minh, tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng, Bộ tổng Tư lệnh, Bộ tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, và các đồng chí: Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng, Tôn Đức Thắng Phó Chủ tịch thường trực ủy ban Thường vụ Quốc hội, Võ Nguyên Giáp Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội, Hoàng Quốc Việt Chủ tịch Tổng bọ Việt Minh, Phạm Văn Đồng Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh,… đều đặt đại bản doanh chủ yếu tại ATK Định Hóa để lãnh đạo cả nước để kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ ATK Định Hóa, nhiều quyết định quan trọng liên quan tới vận mệnh dân tộc đã ra đời.
Ngày 15/ 10/ 1947, tại Khau Tý xã Điềm Mặc, thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông (lên Việt bắc) của giặc Pháp”. Năm 1948 tại ATK Định Hóa chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm đợt đầu cho các tướng lĩnh. Ngày 19/ 8/ 1948 thành lập Hội đồng Quốc phòng tối cao, ngày 25/ 7/ 1950 thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch Biên Giới. Mệnh lệnh mở các chiến dịch Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… cũng được phát đi từ trung tâm đầu não kháng chiến Atk Định Hóa. Đặc biệt cuối năm 1953, tại tỉn Keo dưới chân đèo De, núi Hồng thuộc xã Phú Đình, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị đã họp bàn để thông qua kế hoạch Đông Xuân 1953- 1954 và hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Vùng đất lịch sử ATK Định Hóa
Là trung tâm thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến, “Ba ngàn ngày không nghỉ” biết bao tên xóm, tên làng, tên đồi, tên núi, tên rừng, tên suối, tên sông của vùng ATK Định Hóa như: Đèo De, núi Hồng, Khau Tý, tỉn Keo, Nà Mòn, Thẩm Khen, Nà Lọm, Đồng Đau, Thẩm Tắng, Bảo Biên, bãi Thàn Mát, Quảng Nạp, Nà Đình,… và cả các tên xã trong ATK Định Hóa: Lục Rã (Phú Đình), Điềm Mặc, Định Biên, Thanh Định, Bảo Linh, Yên Thông (Bình Yên), Quy Kỳ, Đồng Thịnh đã trở thành thiêng liêng, sống mãi cùng lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, mãi mãi là niềm tự hào vô bờ của đồng bào các dân tộc Thái nguyên.
Là trung tâm của Thủ đô kháng chiến, nơi đóng đại bản doanh các cơ quan đầu não của Đảng, chính phủ, Quân đội, nơi ra đời những quyết định quan trọng nhất đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Ngày nay khu di tích ATK Định Hóa, cùng với các di tích cách mạng kháng chiến của chiến khu Việt Bắc được Nhà nước đánh giá “là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dan tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” ATK Định Hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được Nhà nước đầu tư phục hồi, tôn tạo để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một khu di tích lớn, một điểm hành hương “về nguồn cội xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc.